Tay Nguyen University

The university has approximately 20000 students, among which 2000 students are in the Science and Technology Faculty. A constant flux of 200 students in Physics attend the courses here annually. The department have 2 astronomers: one is working in solar physics and one is working for a Master-Degree.

Chu Yang Sin Mountain

Mt. Chu Yang Sin, about 2.400m high, in Dak Lak province. Thanks to the high position (city is at about 540m above sea level and the mountain is higher than 1500 m), the long dry season from November to April, and the clear nightsky at many wide fields, Dak Lak province is a good place to build an optical observatory.

Physics Department with Prof. Mashatoshi Ohishi

An picture when Prof. Mashatoshi Ohishi visit Physics Department - TNU

ICESE 2017 - K14

Visiting the International Center of Interdisciplinary Science and Education, Quy Nhon, Vietnam.

21cm detecting by radio telescope

A radio telescope is a specialized antenna and radio receiver used to receive radio waves from astronomical radio sources in the sky in radio astronomy.

xxx

yyy

Tuesday, June 13, 2017

Vũ trụ học hiện đại - Chương 2

Chương 2: Tổng quan về quan sát

Trong phần lớn lịch sử, các nhà thiên văn đã phải dựa vào vùng ánh sáng nhìn thấy của quang phổ để nghiên cứu vũ trụ. Một trong những thành tựu thiên văn học vĩ đại của thế kỷ 20 là việc sử dụng toàn bộ quang phổ điện từ trường cho các phép đo đạc thiên văn. Hiện nay chúng ta đã có các thiết bị có khả năng cho phép quan sát trong vùng vô tuyến, micro, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím, tia X và tia gamma, tương ứng với ánh sáng ở nhiều tần số khác nhau (trong trường hợp này là tăng dần). Thậm chí chúng ta đang bước vào một thời đại mà chúng ta có thể vượt qua được những quang phổ điện từ và nhận được thông tin của các loại khác nhau.
Một thành tựu đáng chú ý của những quan sát siêu tân tinh vào năm 1987 là việc phát hiện các hạt neutrino, một loại hạt tương tác yếu và thường liên quan đến phân rã phóng xạ. Các tia vũ trụ có năng lượng rất cao, bao gồm các hạt cơ bản tương đối tính, đang thường xuyên được phát hiện, mặc dù vẫn chưa hiểu rõ ràng về nguồn gốc thiên văn của chúng. Và như tôi đã viết, các thí nghiệm được bắt đầu với mục đích phát hiện sóng hấp dẫn, gợn sóng trong không-thời gian riêng của chính nó, và cuối cùng là sử dụng chúng để quan sát sự kiện thiên văn chẳng hạn như những ngôi sao va chạm.
Sự ra đời của các trạm quan sát lớn trên mặt đất và kính viễn vọng vệ tinh hoạt động trong tất cả các vùng của quang phổ điện từ là một cuộc cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Trong khi có thể có những lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta, một số trong đó có thể là quan trọng đối với tất cả những gì chúng ta biết, thì chúng ta dường như đang có bức tranh phù hợp của vũ trụ dựa trên nguyên tắc vũ trụ, và cách mà vật chất được phân phối trong vũ trụ.

2.1 Ánh sáng nhìn thấy

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Vũ trụ học hiện đại - Chương 1

Vật Lý Thiên Văn xin phép được giới thiệu đến độc giả bản dịch của cuốn sách nổi tiếng "Giới thiệu về Vũ trụ học hiện đại" (An introduction to Modern Cosmology - 2nd edition) của tác giả Andrew Liddle đến từ trường Đại học Sussex, Vương quốc Anh. 
Vật lý Thiên văn - vatlythienvan.com

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest
Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Sáng kiến mới của Stephen Hawking giúp tàu vũ trụ đạt 1/5 vận tốc ánh sáng

Sáng kiến này sẽ giúp việc du hành không gian đạt đến vận tốc bằng 20% vận tốc ánh sáng, và mục tiêu hướng đến ngôi sao gần nhất Alpha Centauri chỉ trong 20 năm.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Lỗ giun vũ trụ (wormhole) là gì?

Một lỗ giun (wormhole) là một đường đi lý thuyết xuyên qua không-thời gian có thể tạo thành một lối tắt cho các quãng đường dài xuyên qua vũ trụ. Các lỗ giun được dự đoán bởi thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein. Nhưng hãy thận trọng: các lỗ giun mang theo chúng những nguy hiểm như sự suy sụp bất ngờ, bức xạ cao và sự tiếp xúc nguy hiểm với các vật chất "lạ".
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Một mô hình không thời gian bị "uốn cong" mô tả cách mà chiếc cầu lỗ giun có thể hình thành với ít nhất hai miệng kết nối với một cuống họng hay đường ống.
Credit: edobric | Shutterstock

Lý thuyết lỗ giun

Năm 1935, hai nhà vật lý Albert Einstein và Nathan Rosen đã sử dụng lý thuyết tương đối tổng quát để đề xuất sự hiện diện của các "cầu nối" xuyên qua không-thời gian. Những con đường này, được gọi là cầu Einstein-Rosen hay các lỗ giun, kết nối hai điểm khác nhau trong không-thời gian, về mặt lý thuyết tạo ra một lối tắt có thể giảm thời gian và quãng đường di chuyển.
Các lỗ giun có hai miệng, nối với nhau bằng một cuống họng. Miệng của lỗ giun có hình dạng giống với phỏng cầu. Còn cuống họng có thể là một đường kéo thẳng, nhưng cũng có thể bị uốn vòng quanh khiến nó có quãng đường dài hơn so với quãng đường thông thường.
Các nghiệm của thuyết tương đối tổng quát cho phép sự hiện diện của các lỗ giun với mỗi miệng là một lỗ đen. Tuy nhiên, một lỗ đen tự nhiên, hình thành bởi sự suy sụp của một ngôi sao chết, lại không thể tự mình tạo ra một lỗ giun.

Đi xuyên qua lỗ giun

Khoa học viễn tưởng chứa đầy những câu chuyện về việc du hành xuyên qua lỗ giun. Nhưng thực tế của mỗi chuyến du hành lại phức tạp hơn nhiều, và không chỉ bởi vì chúng ta chưa tìm thấy một lỗ giun nào.
Vấn đề đầu tiên là về kích thước. Các lỗ giun nguyên thủy được dự đoán là tồn tại ở mức độ cực nhỏ, khoảng {dpi{100}10^{-33}} cm. Tuy nhiên, khi vũ trụ giãn nở, có khả năng một vài lỗ giun đã bị kéo giãn đến các kích thước lớn hơn.
Một vấn đề khác đến từ tính ổn định của nó. Các lỗ giun tiên đoán bởi Einstein-Rosen sẽ không hữu ích cho việc di chuyển bởi vì chúng suy sụp một cách nhanh chóng. Nhưng các nghiên cứu gần đây phát hiện rằng một lỗ giun có chứa các vật chất "lạ" có thể mở và giữ không đổi trong một khoảng thời gian dài hơn.
Vật chất lạ, không nên nhầm lẫn với vật chất tối hoặc phản vật chất, chứa mật độ năng lượng âm và một áp suất âm lớn. Vật chất như vậy chỉ có thể nhìn thấy hành vi trong trạng thái chân không xác định như là một phần của lý thuyết trường lượng tử.
Nếu một lỗ giun chứa vật chất lạ vừa đủ, có thể thêm vào một cách tự nhiên hoặc nhân tạo, thì nó về mặt lý thuyết có thể dùng được như là một giải pháp gửi thông tin hoặc hành khách xuyên qua không gian.
lỗ giun có thể không chỉ kết nối hai khu vực tách biệt với nhau bên trong vũ trụ, mà chúng còn có thể kết nối các vũ trụ khác nhau. Tương tự như vậy, một số các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng nếu một miệng của lỗ đen di chuyển theo một cách đặc biệt, nó có thể cho phép du hành xuyên thời gian. Tuy nhiên, nhà vũ trụ học người Anh Stephen Hawking đã quả quyết rằng điều đó là không thể xảy ra.
Mặc dù việc thêm vật chất lạ vào một lỗ giun có thể làm cho nó trở nên ổn đinh đến mức con người có thể du hành an toàn xuyên qua nó, thì vẫn có khả năng rằng việc thêm vào vật chất "thông thường" sẽ đủ để gây bất ổn cho cổng không-thời gian đó.
Công nghệ ngày nay vẫn chưa đủ để mở rộng hay làm ổn định lỗ giun, nếu chúng được phát hiện. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn tiếp tục khám phá các khái niệm như là một phương pháp du hành không gian với hy vọng rằng công nghệ cuối cùng sẽ có khả năng sử dụng được chúng.
Nguồn: Space.com
Author: Hiền PHAN @vatlythienavan
Nguyên chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa - PAC (nay là CLB Thiên văn học Đà Nẵng - DAC); Nghiên cứu sinh ngành Vật lý thiên văn tại APC Laboratory, Paris Diderot University, Cộng hòa Pháp.

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Du hành vũ trụ - Phần 1 - Chương 1: Vũ trụ trong cuộc sống chúng ta (3)

MỤC LỤC

Sử dụng khoảng không bên ngoài

Mặc dù chúng ta vẫn chưa hình dung hết tiềm năng của không gian bên ngoài, thì qua nhiều năm, chúng ta đã học được cách tận dụng lợi thế của một số trong những đặc tính độc đáo của nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Các nhiệm vụ không gian phổ biến nhất rơi vào bốn lĩnh vực chung:
  • Truyền thông
  • Viễn thám
  • Định vị
  • Khoa học và khám phá
Hãy cùng xem thoáng qua mỗi nhiệm vụ trong số này để xem chúng đã hiểu thay đổi cách sống của chúng ta như thế nào.

Truyền thông từ không gian

Tháng 10/1945, nhà khoa học và nhà văn khoa học viễn tưởng Arthur C. Clarke (tác giả của các tác phẩm kinh điển, chẳng hạn như 2001: A Space Odyssey) đã đề xuất một ý tưởng có thể thay đổi nền văn minh nhân loại.
Một quỹ đạo, với bán kính 42000 km, có một chu kỳ (thời gian để đi một vòng quanh Trái Đất) chính xác bằng 24 giờ. Một vật thể trong một quỹ đạo như vậy, nếu mặt phẳng của nó trùng khới với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất, sẽ xoay quanh Trái Đất và theo đó, sẽ cố định ở trên kia tại cùng một vị trí... [một vệ tinh] trong quỹ đạo này có thể được trang bị thiết bị thu phát và có thể hoạt động như một bộ lặp để truyền chuyển tiếp tín hiệu giữa bất kỳ hai điểm nào trên bán cầu bên dưới nó... Một bộ truyền phát nhận tín hiệu từ bất kỳ điểm nào trên bán cầu có thể được phát đến tất cả mọi người hiện diện trên địa cầu. (Thế giới Không dây [Canuto và Chagas, 1978]).
Kỷ nguyên thông tin đã ra đời. Clarke đề xuất một ứng dụng độc đáo mà tầm nhìn toàn cầu của không gian bên ngoài mang lại. Mặc dù hai người trên Trái Đất có thể quá xa nhau để có thể gặp nhau một cách trực tiếp, thì họ vẫn có thể "nhìn thấy" cùng một tàu vũ trụ ở quỹ đạo trên cao, như minh họa ở Hình 1.1-7, và rằng tàu vũ trụ có thể chuyển các tin nhắn từ một điểm này đến điểm khác.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Du hành vũ trụ - Phần 1 - Chương 1: Vũ trụ trong cuộc sống chúng ta (2)

MỤC LỤC

Phần 1 - Chương 1: Vũ trụ trong cuộc sống chúng ta

1.1 Vì sao phải nghiên cứu vũ trụ?

Nhu cầu từ không gian bên ngoài

Đi vào vũ trụ là một việc nguy hiểm và đắt đỏ. Vậy tai sao chúng ta phải bận tâm đến điều đó? Bởi vì không gian bên ngoài cung cấp một số lợi ích thuyết phục cho xã hội hiện đại ngày nay:
  • Một góc nhìn toàn cầu - từ trên cao quỹ đạo.
  • Một cái nhìn rõ ràng về "thiên đường" - không bị cản trở bởi bầu khí quyển.
  • Một môi trường rơi tự do - cho phép chúng ta phát triển các vật liệu tiên tiến mà không thể làm được trên Trái Đất.
  • Tài nguyên phong phú - chẳng hạn như năng lượng Mặt Trời và các vật chất ngoài Trái Đất.
  • Một thử thách đặc biệt có thể xem là ranh giới cuối cùng của nhân loại.
Hãy cùng khám phá từng lợi ích này để thấy được những giá trị tiềm năng mà nó mang lại.
Không gian bên ngoài cung cấp một góc nhìn toàn cầu. Như trong hình 1.1-3, ở càng cao thì bạn nhìn thấy càng nhiều diện tích bề mặt Trái Đất. Trong hàng ngàn năm, các vị vua và những nhà cai trị đã lợi dụng thực tế này bằng cách đặt các trạm canh gác trên đỉnh những ngọn núi cao nhất để thăm dò được nhiều hơn vương quốc của họ, và cảnh báo nguy cơ bị tấn công. Xuyên suốt lịch sử, nhiều trận chiến đã diễn ra để "giành lấy điểm cao". Không gian bên ngoài nhận lấy nhiệm vụ này cho một góc nhìn lớn hơn bao giờ hết. Từ một điểm thuận lợi trong không gian, chúng ta có thể quan sát những khu vực rộng lớn của bề mặt Trái Đất. Các tàu vũ trụ quỹ đạo do đó có thể phục vụ như là "tai mắt của bầu trời" để cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Du hành vũ trụ - Phần 1 - Chương 1: Vũ trụ trong cuộc sống chúng ta (1)

MỤC LỤC

Phần 1

Chương 1: Vũ trụ trong cuộc sống chúng ta

Tại sao phải nghiên cứu vũ trụ? Tại sao chúng ta phải đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực cần thiết để hiểu căn bản về chuyển động của các hành tinh và vệ tinh, phản lực tên lửa, và thiết kế tàu vũ trụ - một lĩnh vực kiến thức rộng lớn mà chúng ta gọi là Du hành Vũ trụ? Các lý do này đều bao hàm cả chất thơ và tính thực tế.
Các lý do mang chất thơ được để trong dấu ngoặc kép: “Để hiểu được vẻ đẹp bí ẩn của vũ trụ, để dấn thân vào nơi mà chưa ai từng đến”, đó luôn luôn là sự thôi thúc cơ bản của nhân loại. Khi nhìn vào bầu trời đầy sao, bạn có thể sẻ chia một kinh nghiệm phổ biến cho toàn bộ lịch sử của nhân loại. Khi bạn suy nghĩ về dải mờ của Dải Ngân Hà, ánh sáng rực rỡ và sự chuyển động của các hành tinh, bạn gần như có thể cảm thấy một mối liên hệ với những người chăn cừu cổ đại nhìn lên cùng một bầu trời và suy ngẫm những câu hỏi tương tự từ hàng nghìn năm trước.
Những mặt thay đổi có thể dự đoán được của bầu trời đêm đã luôn là nguồn cảm hứng cho trí tưởng tượng của chúng ta và khiến chúng ta đặt câu hỏi về những thứ to lớn hơn bản thân mình. Nhiệm vụ hiểu biết về vũ trụ cuối cùng mang lại cho chúng ta sự kiểm soát tốt hơn về sứ mệnh của mình trên Trái Đất. Những người quan sát sao đầu tiên đã nhìn lên bầu trời với đôi mắt trần và học cách xây dựng các bộ lịch cho phép họ dự đoán và quyết định khi nào thì gieo trồng và thu hoạch. Những người ngắm sao hiện đại ngày nay nghiên cứu bầu trời với những công cụ không gian và mặt đất tinh vi, cho phép họ đẩy hiểu biết của chúng ta về vũ trụ xa hơn những gì mắt thường có thể nhìn thấy, như trong hình 1.1-1.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Hình 1.1-1. Bức ảnh một trong hàng ngàn khu vực sinh sao được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble. (Ảnh: Association of Universities for Research in Astronomy, Inc./Space Telescope Science Institute).
Nghiên cứu vũ trụ nghĩa là vật lộn với những câu hỏi xưa như Trái Đất. Hiểu được cách mà các cơ chế phức tạp của vũ trụ làm việc sẽ mang lại cho chúng ta những đánh giá lớn lao hơn cho vẻ đẹp duyên dáng và đầy chất thơ của nó.
Khi mà các hoạt động nghiên cứu Trái Đất từ không gian ngày càng nhiều hơn, thì ngay khi ở trên Trái Đất, bạn cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng khi bạn ngắm vào bầu trời trong một đêm quang đãng. Người ngắm sao tích cực có thể mục kích được một cảnh tượng mà chỉ có loài người ở thế hệ hiện tại mới có thể nhìn thấy được - là những chấm sáng nhỏ xíu đi ngang qua nền sao cố định. Chúng di chuyển quá nhanh để có thể được xem là những ngôi sao hay các hành tinh. Chúng không vụt sáng rồi tắt lịm như những ngôi sao băng hay "sao rơi". Cảnh tượng - đã trở nên phổ biến hiện nay - này có thể sẽ khiến những người ngắm sao cổ đại giật mình và sợ hãi, nhưng đó không phải là một sự tác động của Chúa Trời, mà là một thứ tạo ra bởi con người. Chúng là những con tàu vũ trụ. Chúng ta nhìn thấy ánh sáng Mặt Trời phản chiếu lại từ bề mặt nhẵn bóng của chúng khi chúng đang âm thầm di chuyển xung quanh Trái Đất. Những người bạn đồng hành xung quanh Trái Đất này đã giúp chúng ta quản lý được nguồn tài nguyên mặt đất và thông tin liên lạc ở phạm vi toàn cầu.
Kể từ khi bình minh của Kỷ nguyên Vũ trụ (Space Age) chỉ mới bắt đầu từ vài thập kỷ trước, chúng ta đã đặt niềm tin vào ngày càng nhiều các con tàu vũ trụ cho nhiều nhu cầu khác nhau. Dự báo thời tiết hàng ngày, thông tin liên lạc tức thì trên toàn thế giới, và một khả năng liên tục ghi lại các bức ảnh độ phân giải cao của các khu vực quan trọng... là những ví dụ mà công nghệ vũ trụ mang lại cho chúng ta. Nghiên cứu vũ trụ cũng cho chúng ta một cơ hội để hiểu và tôn trọng những yêu cầu phức tạp của công nghệ này. Xem Hình 1.1-2.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Hình 1.1-2. Vệ tinh thông tin liên lạc Milstar. Hệ thống vệ tinh tối tân (tại thời điểm xuất bản sách) Milstar cung cấp khả năng thông tin liên lạc trên toàn thế giới cho hàng ngàn người dùng cùng lúc. (Ảnh: U.S. Air Force).
Xuyên suốt cuốn sách này, chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào các khía cạnh thiết thực của vũ trụ - Trông nó như thế nào? Làm thế nào để đến được đó? Làm thể nào để chúng ta sử dụng không gian vũ trụ cho lợi ích của chúng ta? Thông qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ lan tỏa được sự hiểu biết sâu sắc và ý nghĩa của các kỳ quan đậm chất thơ về sự bí ẩn của vũ trụ - ranh giới cuối cùng của nhân loại.
Còn tiếp...
Author: Hiền PHAN @vatlythienvan
Nguyên chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa - PAC (nay là CLB Thiên văn học Đà Nẵng - DAC); Nghiên cứu sinh ngành Vật lý thiên văn tại APC Laboratory, Paris Diderot University, Cộng hòa Pháp.

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Monday, June 12, 2017

DU HÀNH VŨ TRỤ - MỤC LỤC

Tài liệu này được dịch từ cuốn sách "Understanding Space – Introduction to Astronautics" của các tác giả Jerry Jon Sellers, William J. Astore, Anita Shute. Trong quá trình dịch sách nếu có gì sai sót rất mong các bạn độc giả góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Bản gốc của cuốn sách được cung cấp bởi Cục Hàng không Hoa Kỳ (FAA).

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Sunday, June 11, 2017

Phát hiện hành tinh giống Sao Mộc, nóng đến hơn 4000 độ

Một hành tinh giống Sao Mộc mới phát hiện có nhiệt độ cao hơn phần lớn các ngôi sao trong vũ trụ, và đang bị bốc hơi bởi bức xạ từ ngôi sao chủ của nó.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest

Friday, June 9, 2017

Contact Us

Nếu có vấn đề các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các kênh liên kết sau:

I. The project leader:

1/ Quang Nguyen Luong

II. Co-I:

1/ Le Minh Tan (Tay Nguyen University)
2/ Nguyen Dang Thanh Nhan (Tay Nguyen University)
3/ Tran Quoc Lam (Tay Nguyen University)

III. Supporter

IV. Other

Share on Facebook Share on Twitter Share on Google + Share on Pinterest
THEO DÕI QUA EMAIL
Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về dự án của chúng tôi